Chế độ hỗ trợ khác gây bức xúc
Trao đổi với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Lê Anh Thân – Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thủy Nguyên cho biết, nhóm thu hồi đợt 1 để phục vụ xây dựng hàng mục cầu Hoàng Văn Thụ (dự án khu đô thị mới Bắc Sông Cấm) là 95 hộ, nhưng có 89 hộ không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo trích lục nguồn gốc đất do UBND xã Tân Dương, văn phòng đăng ký đất đai xác định) nên không đủ điều kiện bồi thường về đất.
Sau khi nhận được “dự thảo đất 0 đồng” (theo người dân), người dân đã không đồng ý và kiến nghị đến các cơ quan chức năng. Huyện Thủy Nguyên cũng đã tiến hành đối thoại, làm việc với người dân và báo cáo UBND TP Hải Phòng, xin cơ chế hỗ trợ người dân vì họ có quá trình sử dụng đất ổn định, không tranh chấp – ông Thân cho biết.
Cũng theo ông Thân, UBND TP Hải Phòng có Thông báo 448/TB-UBND ngày 16/11/2018 đồng ý cho áp dụng một số cơ chế hỗ trợ khác cho 89 hộ dân tại bến Bính có đất bị thu hồi thuộc phạm vi xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ (theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 47 của Chính Phủ đối với các trường hợp đang sử dụng đất vào mục đích làm nhà ở nhưng không đủ điều kiện bồi thường về đất).
Theo đó, các trường hợp sử dụng đất làm nhà ở trước ngày 15/1/1993 sẽ hỗ trợ 50%, các trường hợp sử dụng đất làm nhà ở từ sau ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004 mức hỗ trợ bằng 30% theo giá đất cụ thể tại vị trí được UBND TP Hải Phòng phê duyệt (Quyết định 1281, ngày 12/6/2018).
Bà Lan chua xót chia sẻ, “văn bản trả lời từ phía chính quyền khiến chúng tôi rất bức xúc. Bởi, chính quyền cho rằng đất của chúng tôi đang ở là đất lấn chiếm; đất nằm trong chỉ giới đường giao thông; đất nằm trong chỉ giới đê điều; đất nằm trong dự án chợ; đất nằm trong dòng chảy phân lũ… Với lý do này chính quyền huyện đã đền bù đất cho chúng tôi là 30 đến 50%, vật kiến trúc từ 10 đến 30%. Nhưng khi người dân chúng tôi yêu cầu chính quyền địa phương chỉ ra những sai phạm trong quá trình sử dụng đất của chúng tôi thì họ lại nói đang xác minh. Cuối cùng, cứ thế chúng tôi như quả bóng, bị đá đi đá lại”.
Cũng búc xúc không kém, anh Phạm Quang Hưng nói, nhà tôi mua đất tại thôn Binh B, được UBND huyện Thủy Nguyên xác nhận là đất đai có từ trước 1993, không có tranh chấp. Vậy đất nhà tôi là đất có nguồn gốc thì không thể nói là hỗ trợ được mà phải bồi thường và bồi thường 100% về đất và tài sản đất như trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bao giờ mới kiểm tra, rà soát xong?
Ông Thân cho biết thêm, sau khi 89 hộ dân có đất bị thu hồi để thi công hạng mục cầu Hoàng Văn Thụ được UBND TP Hải Phòng áp dụng cơ chế hỗ trợ khác, UBND huyện Thủy Nguyên đã làm việc, đối thoại với các hộ dân. Nhưng các hộ dân vẫn không đồng ý với chế độ hỗ trợ khác của UBND TP Hải Phòng, họ lại tiếp tục kiến nghị, yêu cầu TP phải bồi thường về đất cho họ. Huyện lại tiếp tục có báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND TP.
Ngày 29/11/2018, UBND TP Hải Phòng có Thông báo số 465/TB-UBND, yêu cầu UBND huyện Thủy Nguyên khẩn trương kiểm tra, rà soát nguồn gốc sử dụng đất của các hộ dân có đất trong phạm vi dự án (không bao gồm 89 hộ dân có đất thu hồi để thi công cầu Hoàng Văn Thụ), lập phương án bồi thường, hỗ trợ bổ sung theo chỉ đạo của UBND TP Hải Phòng tại Thông báo số 448… công khai phương án bồi thường, hỗ trợ đã lập theo quy định, trực tiếp làm việc với các hộ dân để giải quyết các kiến nghị, vướng mắc theo quy định.
Nhưng gần nửa năm nay, việc tiến hành kiểm tra, rà soát nguồn gốc sử dụng đất của các hộ dân có đất bị thu hồi trong phạm vi dự án vẫn không có chuyển biến, khiến người dân ngày càng bức xúc.
- Chính phủ muốn Vân Đồn thành “nơi đáng sống nhất châu Á – Thái Bình Dương”
- Kiến nghị cho phép thế chấp đất và tài sản gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng nước ngoài
- Chật vật săn đất nền pháp lý ‘sạch’
- Xăng trước áp lực tăng giá
- Cán bộ bao che, tiếp tay cho sai phạm xây dựng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại